Phát triển du lịch Phú Quốc phải gắn liền với phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang và cả nước với quan điểm là phát huy tổng hợp các nguồn lực để xây dựng và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực bằng cách đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, liên kết với du lịch quốc tế và các vùng khác trong nước; phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ quốc phòng an ninh.

Định hướng phát triển ngành du lịch Phú Quốc đến năm 2030

Trong giai đoạn trước mắt đến năm 2030, tập trung xây dựng đảo Phú Quốc trở thành là trung tâm kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển – đảo đặc sắc, khác biệt của Đông Nam Á và quốc tế. Phú Quốc cần phát triển du lịch theo hướng đa dạng các loại hình và đưa đón khách bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không: du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng biển gắn với trung tâm thể thao dưới nước (bơi lặn, chèo thuyền…), công viên hải dương; du lịch sinh thái (tham quan du ngoạn quanh đảo và các đảo nhỏ; du lịch thể thao (thể thao biển, thể thao núi và du lịch mạo hiểm leo núi); du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là một số hình thức vui chơi giải trí cao cấp và các dịch vụ thu hút nhiều khách du lịch; du lịch mua sắm.

Phú Quốc hướng đến trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Ảnh Hữu Tuấn

Phú Quốc hướng đến trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Ảnh Hữu Tuấn

Phát triển đảo Phú Quốc thành vị trí cầu nối trực tiếp với các nước trong khu vực, đẩy nhanh tiến trình hội nhập (trước hết trong lĩnh vực du lịch) xây dựng mối quan hệ hữu nghị láng giềng, hợp tác cùng phát triển với các nước trong khu vực: Khai thác các tuyến du lịch đường biển đến các nước trong vùng vịnh Thái Lan (Campuchia, Thái lan, Malaysia…); khai thác các tuyến du lịch hàng không tới Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bangkok, KualaLumpur, Singapore… và Liên bang Nga; xây dựng các khu du lịch, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo (tại một số khách sạn lớn có trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại và ẩm thực).

Mục tiêu phát triển du lịch Phú Quốc đến 2030

Phấn đấu đến năm 2030 thu hút khoảng 10 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách nước ngoài đạt khoảng 3-4 triệu lượt với khoảng 50-60 ngàn khách sẽ lưu trú thường xuyên tại đảo Phú Quốc.

Khách quốc tế đến Phú Quốc tấp nập

Khách quốc tế đến Phú Quốc tấp nập

Dự báo nhu cầu sử dụng đất ngành du lịch – dịch vụ:

Theo quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 đã được phê duyệt (theo QĐ 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010; Quyết định 868/QĐ-TTg ngày 17/6/2015; Quyết định số 486/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 đã xác định chi tiết các khu vực phát triển du lịch trên đảo Phú Quốc, một số điểm chính như sau:

Bảng: Dự kiến đất xây dựng các KDL và quy mô phòng (đến 2030)
TT Danh mục các  khu

du lịch

Đất du lịch

(ha)

Số phòng tính đến năm 2030 cho 7-10 triệu khách (phòng) Tỷ lệ

(%)

I – DU LỊCH SINH THÁI 3.284 18.400 75,3
1 Bãi sao (sân gofl 220ha) 397 2.500
2 Bãi khem 116 550
3 Bãi Thơm 370 2.200
4 Bãi Cửa Cạn 250 1.500
5 Bãi Ông Lang 280 1.200
6 Bãi Vũng Bầu 535 2.500
7 Bãi Dài (sân gofl 154ha, casino) 567 3.500
8 Bãi Rạch Tràm 102 600
9 Gành Dầu 25 150
10 Bãi Rạch Vẹm 202 1.100
11 Mũi Ông Đội 40 250
12 Quần đảo Nam An Thới 150 850
13 Bãi Đá Chồng 135 800
14 Suối Đá Bàn 115 700
II – DU LỊCH HỖN HỢP 1.054 9.570 24,7
15 Bãi Vòng 745 5.500
16 Vịnh Đầm 309 4.070
TỔNG CỘNG (I+II) 4.338 27.970  

Nguồn: Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010; Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 17/6/2015; Quyết định số 486/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.