Xây dựng và phát triển Phú Quốc trở thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt để tạo cực tăng trưởng và tác động lan tỏa đến các vùng khác trong tỉnh; xây dựng cơ chế, chính sách có tính vượt trội để thu hút các nhà đầu tư lớn, có tầm nhìn dài hạn phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, và khu vực với 3 trụ cột chính: Công nghiệp giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển. Mục tiêu là bằng các chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế để xây dựng và phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch – dịch vụ lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á theo mô hình kinh tế mở, hướng ngoại trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang.

Định hướng không gian phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2030
thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang.

Phát triển kinh tế – xã hội thành phố Phú Quốc trên cơ sở huy động mạnh các nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, đảm bảo kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có chiều sâu. Ưu tiên đầu tư, phát triển ngành công nghiệp giải trí, nghỉ dưỡng; dịch vụ tài chính, ngân hàng và phát triển kinh tế biển. Tập trung xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm giải trí cao cấp, trung tâm công nghệ, trung tâm tài chính, giao thương lớn và hiện đại của cả nước, trong khu vực và quốc tế.     

Phát huy tiềm năng lợi thế biển Phú Quốc

Phát huy tiềm năng lợi thế biển Phú Quốc

Phát triển kinh tế – xã hội của Phú Quốc cần phải gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang, với thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và quy hoạch phát triển du lịch của cả nước; trong mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thế giới. Tiếp tục đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, liên kết du lịch của Phú Quốc với các vùng trong và ngoài nước; đa dạng hoá sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng; gắn phát triển du lịch với bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái đặc thù.

Phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh; tạo bước đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng (nhất là hạ tầng giao thông) thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; gắn kết giữa phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, văn minh đô thị, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, củng cố và phát triển tiềm lực quốc phòng cho vùng Tây – Nam tổ quốc.

Từng bước phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, trước hết là dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, thông tin, hàng không, hàng hải, hội chợ, thương mại, nhà ở, văn phòng, hội nghị, biểu diễn văn hoá nghệ thuật,… Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử dụng lao động trình độ cao.

Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường. Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại I, xây dựng Phú Quốc thành đô thị văn minh, giàu đẹp.